News   Current Archive

Những điều không phải ai cũng biết về VBA – Đấu trường bóng rổ của giới đại gia Việt

Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA) hiện đã bước vào năm thứ 3 được tổ chức. Những trận đấu đầy kịch tính cuối cùng của vòng loại đang diễn ra hết sức gay cấn để quyết định đội bóng nào sẽ tiếp tục đi vào vòng trong, đội bóng nào phải dừng lại. Nếu có dịp được theo dõi bất kỳ trận đấu nào trong khuôn khổ của VBA 2018, có lẽ bạn rất dễ ngay lập tức ‘nghiện’ nó – cái không khí đầy náo nhiệt trên sân đấu, những chàng trai đầy mạnh mẽ và quyến rũ trong từng pha bóng… Thế nhưng, với những ai đam mê và muốn tìm hiểu sâu hơn về bóng rổ và giải đấu này, những điều đó chưa phải là tất cả. Câu chuyện về sự thành lập của VBA, sự vận hành của cả giải đấu với những đội bóng đầy cá tính mà đứng đằng sau họ là các ông bầu có tiếng trong giới kinh doanh chắc chắn cũng thu hút không kém.

Sự ra đời của VBA có thể nói gắn liền với Saigon Heat – đây vốn là đội bóng rổ chuyên nghiệp đầu tiên được thành lập ở Việt Nam, vào năm 2011. Connor Nguyễn, một Việt kiều Mỹ, chính là người đã sáng lập ra Saigon Heat. Dù mới ra đời nhưng Saigon Heat khi ấy đã được chơi cho giải bóng rổ nhà nghề Đông Nam Á (ABL).

Ông Connor Nguyễn nói, xuất phát từ mong muốn làm cho bóng rổ trở nên phổ biến hơn với tất cả người dân toàn quốc chứ không chỉ riêng ở TP.HCM, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội để các cầu thủ bóng rổ Việt Nam được cọ xát, thi đấu, ông đã cùng cộng sự là Henry Nguyễn thành lập nên giải VBA – Giải bóng rổ chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Tuy nhiên, thời điểm ấy, hình thức giải trí bằng các môn thể thao chưa xuất hiện nhiều ở Việt Nam, việc tạo ra một đội bóng chuyên nghiệp rồi trở nên thành công ngay lập tức là điều hoàn toàn không thể. Các cấu trúc và mô hình hoạt động thể thao, cụ thể là bóng rổ, cũng chưa được thiết lập ở Việt Nam, tất cả đều bắt đầu được xây dựng.

‘Khi bạn muốn làm điều gì đó khác biệt, nhiều người sẽ không đồng tình với bạn, vì họ chỉ từng làm nó theo cách truyền thống. Quá trình để vươn lên lúc này với Saigon Heat khá khó khăn. Và để thành công thì chúng tôi cần phải có nhiều cộng sự’ – ông Connor nói.

Câu chuyện đi tìm những đại gia không chỉ có niềm đam mê với bóng rổ, mà còn đủ khả năng gánh vác từng đội bóng, tương đồng về quan điểm vận hành VBA, đó là một hành trình hết sức gian nan, và phải mất 2-3 năm trời.

Cái tên tiếp theo được tìm ra đó là ông Nguyễn Hoài Nam – chủ nhân của Cantho Catfish. Nhân vật này vốn là một cái tên nổi đình nổi đám trong lĩnh vực khởi nghiệp, là thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt, đồng thời là Tổng giám đốc của Jio Health – công ty chuyên về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Mùa giải VBA đầu tiên chính thức ra đời vào năm 2016, nhà kinh doanh trẻ Lê Đăng Khoa chính là cái tên cuối cùng được mời tham gia cuộc chơi này. Lê Đăng Khoa hay còn gọi là Shark Khoa, vốn là Chủ tịch của công ty bất động sản Lê Real, CEO công ty TNHH phân bón Ba Lá Xanh, CEO Làng du lịch sinh thái Tre Việt và cũng là chủ nhân của chuỗi cửa hàng trà hoa nổi tiếng. Shark Khoa chính là ông bầu của đội bóng miền Trung Danang Dragons. Năm 2016, giải đấu VBA có tổng cộng 5 đội tham gia. Danang Dragons của bầu Khoa chính là đội bóng giành được danh hiệu cao nhất.

Bước sang mùa giải thứ 2, một tân binh xuất hiện là Thang Long Warriors, và chủ nhân của đội bóng này chính là cặp đôi Trần Tấn Trung và Tracy Thư Lương, là 2 người đứng đầu của công ty phân phối hãng xe Audi tại Việt Nam. Đội bóng tân binh này ngay lập tức gây chú ý khi nhanh chóng trở thành nhà vô địch của VBA 2017.

Theo chia sẻ của ông Connor Nguyễn, mô hình hoạt động của VBA khác với tất cả các giải thể thao khác ở Việt Nam, thậm chí là khác với cả các nước châu Âu. Theo đó, các ông bầu và bà bầu của các đội bóng đều sở hữu một phần bằng nhau ở VBA và họ đều nằm trong ban tổ chức của giải, chứ không phải chỉ một bên riêng biệt đứng ra tổ chức và các đội chỉ vào tham gia.

Các ông bầu, bà bầu đó là những người có niềm tin vào mô hình hoạt động mà chúng tôi muốn hướng đến trong thời gian dài, chứ không phải những người chỉ muốn giành chức vô địch hay danh tiếng. Vì vậy mà việc tìm ra các ông bầu bà bầu mất rất nhiều thời gian, bởi vì chúng tôi cần tìm ra người có cùng chung quan điểm phát triển giải đấu thành công và lâu bền chứ không chỉ là tìm mọi cách để giành chức vô địch, chẳng hạn như gian lận để chiến thắng’ – ông Connor nói, đồng thời nhấn mạnh, tại VBA, công việc của các HLV và cầu thủ là cố gắng tập luyện để chiến thắng, còn các ông bầu và những người tổ chức thì làm việc chung với nhau như một đội, tất cả cùng cố gắng đào tạo cho nhau để giải đấu trở nên thành công.

Mục đích của VBA là tạo ra sân chơi công bằng và cạnh tranh, tạo cảm giác hào hứng đối với tất cả các đội bóng ở tất cả các thành phố. Hầu hết các luật lệ và điều khoản sẽ được lấy từ các mô hình ở Mỹ và từ FIBA (Liên đoàn bóng rổ quốc tế). Trong đó, có 3 tiêu chí được đặt lên hàng đầu:

Thứ nhất, thể thao phải là mô hình có thể tự làm ra lợi nhuận và tồn tại trong một thời gian dài. Lần đầu tiên trong lịch sử bóng rổ Việt Nam, các đại gia tự bỏ tiền túi để thành lập một giải đấu và vận hành nó. Bóng rổ từ một môn thể thao nhạt nhòa, bị nhiều khán giả ‘ghẻ lạnh’ nay được đưa ra kinh doanh và rất có tiềm năng để sinh lời.

Thứ hai đó là sự công bằng. Điều này thể hiện ở việc giữa các đội đều có sự cạnh tranh như nhau. Cho dù đến từ thành phố lớn hay nhỏ, cho dù ông bầu có tiềm lực tài chính lớn mạnh hay không thì tất cả đội bóng đều có cơ hội tranh tài ngang nhau. Sự công bằng được thể hiện trên nhiều khía cạnh:

Trước tiên, yếu tố quan trọng nhất mà VBA áp dụng đó chính là mức lương trần cho các cầu thủ. Điểm cộng đáng ghi nhận của luật lệ này đó là đảm bảo sự công bằng và cạnh tranh giữa các đội khi họ được trả một mức lương như nhau. Nó cũng ngăn chặn tình trạng những đội có tiềm lực tài chính mạnh hơn có thể thuê nhiều cầu thủ khỏe hơn, chơi tốt hơn, khi ấy người hâm mộ chắc chắn biết trước đội nào sẽ thắng và giải đấu sẽ không còn hào hứng nữa.

Ở VBA, các đội bóng có thể vừa giữ được những cầu thủ quan trọng của mùa giải trước, vừa có thể luân chuyển cầu thủ của đội bóng này sang đội bóng khác. Đội bóng yếu hơn ở mùa trước sẽ được ưu tiên về thứ tự chọn cầu thủ. ‘Ở VBA không có thuật ngữ ‘chuyển nhượng’ cầu thủ với những mức giá trên trời, mà thay vào đó là khái niệm ‘trao đổi’ cầu thủ. Vì việc chuyển nhượng sẽ có lợi hơn cho các ông chủ có tiềm năng tài chính lớn, nhưng với cơ chế trao đổi cầu thủ tại VBA, thì đội bóng dù có một ông bầu giàu hơn đội kia, nhưng họ cũng chỉ có quyền sử dụng một mức tiền để trả cho các cầu thủ mà thôi. Vì vậy mà nó công bằng’ – ông Connor nói.

Người sáng lập ra VBA, đồng thời là ông bầu của Saigon Heat cũng lấy ví dụ, chẳng hạn Saigon Heat là đội bóng rổ chuyên nghiệp lâu đời nhất ở Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm, nếu Saigon Heat luôn giữ những cầu thủ mạnh của mình từ ABL thì chắc chắn sẽ không có một đội nào có thể đánh bại. Nhưng trên thực tế thì Saigon Heat lại chưa một mùa nào vô địch, trong khi một ‘đội bóng nhà nghèo’ như Cantho Catfish vẫn sở hữu được đội hình cầu thủ chất lượng ‘đánh đâu thắng đó’ như năm nay, tất cả đều nhờ vào sự ràng buộc của những luật lệ VBA.

Ngoài ra, ở VBA còn tồn tại một luật lệ quan trọng khác đó chính là chia sẻ lợi nhuận. Điều này được giải thích rằng: Thông thường, các đội bóng ở thành phố lớn và lâu đời hơn sẽ có khả năng thu nhập cao hơn so với các đội bóng khác, vì vậy mà một phần lợi nhuận của đội bóng đó sẽ được đưa về VBA, sau đó VBA sẽ chia lại lợi nhuận này cho các đội bóng còn lại một cách công bằng. Theo ông Connor, điều luật xuất phát từ các giải bên Mỹ, các đội bóng lớn chấp nhận mất một phần lợi nhuận của mình trong thời gian ngắn với mục đích thúc đẩy sự phát triển của cả giải đấu. Tính về lâu dài, một khi giải đấu thực sự phát triển thì thu nhập của tất cả các đội bóng cũng sẽ cao hơn.

Tiêu chí cuối cùng của VBA đó là yếu tố giải trí. Theo người sáng lập VBA, mục tiêu của giải đấu đó là mang đến những giây phút giải trí đầy thú vị cho khán giả.

Nếu từng tham dự bất kỳ trận bóng rổ nào trong mùa giải VBA, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng hưng phấn với không khí cuồng nhiệt trên sân, khi cổ động viên được trang bị đầy đủ áo, băng rôn, dây buộc đầu, kèn, trống và những cây gậy để cổ vũ đội nhà.

Mỗi đội còn có đội cổ vũ là những cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng với các vũ điệu sôi động xen kẽ vào những khoảng nghỉ ngơi giữa trận đấu. MC kết hợp với linh vật của đội mang đến cho khán giả những cuộc giao lưu, tặng quà… cũng là một trong những yếu tố góp nên không khí tưng bừng cho từng trận đấu. Những điều ấy người hâm mộ chắc chắn chưa từng được chứng kiến trong những giải bóng rổ khác trước đó tại Việt Nam.

Hiểu một cách đơn giản thì VBA vẫn đang trong giai đoạn đầu tư, hoàn thiện các khâu về tổ chức. Theo khẳng định của các ông bầu, họ cần ít nhất 5-10 năm mới có thể thu lời từ việc đầu tư vào các đội bóng này.

Ông Connor thông tin, về mặt lợi nhuận, cứ mỗi năm thì lợi nhuận của VBA lại tăng gấp đôi, vậy nên các nhà đầu tư rất kỳ vọng về tiềm năng có thể thu lợi từ VBA trong những mùa giải tiếp theo. Mục tiêu của VBA trong những năm tiếp theo là làm nhiều người biết đến VBA hơn, không chỉ nổi tiếng trong cộng đồng bóng rổ mà còn đến được với nhiều cộng đồng khác.

 

So với các quốc gia khác, bóng rổ Việt Nam còn rất non trẻ. Tuy nhiên, trong vòng 2 năm trở lại đây, bóng rổ Việt Nam đã phát triển nhanh hơn so với các nước khác. Thậm chí các quốc gia cùng khu vực như Malaysia hay Thái Lan dù đã có những giải bóng rổ chuyên nghiệp trước chúng ta rất lâu nhưng họ vẫn phải nhìn cách chúng ta làm để học hỏi và điều chỉnh lại. Đó là một ví dụ cho thấy sự thành công của VBA’ – ông Connor nhận định.

Một trong những điều mà VBA đang hướng đến đó là phát triển các cầu thủ bóng rổ trẻ, từ 13 -17 tuổi. Những chương trình hợp tác giữa Saigon Heat nói riêng, VBA nói chung với Liên đoàn bóng rổ Việt Nam và quốc tế hứa hẹn sẽ sớm mang đến một diện mạo mới cho nền bóng rổ Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Nhìn một cách công bằng, bóng rổ chuyên nghiệp ở Việt Nam từ trước khi có VBA chỉ có duy nhất giải vô địch quốc gia. Điều đó đồng nghĩa rằng, với những cầu thủ mong muốn đi theo bóng rổ chuyên nghiệp, họ không có nhiều cơ hội để thi đấu, cọ xát. Chính vì thế, VBA ra đời – một mùa giải kéo dài 3 tháng mở ra những cơ hội ý nghĩa cho các cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp, những cầu thủ trẻ và cả những cầu thủ Việt kiều muốn thi đấu trên chính quê hương mình. Vì lẽ đó, VBA không dừng lại ở câu chuyện ‘làm ăn’ của những ông bầu, mà điều quan trọng hơn là nền bóng rổ Việt Nam cần những giải đấu như VBA, người hâm mộ Việt Nam cần những cuộc vui như cách mà VBA đã mang đến.

 

Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA) hiện đã bước vào năm thứ 3 được tổ chức. Những trận đấu đầy kịch tính cuối cùng của vòng loại đang diễn ra hết sức gay cấn để quyết định đội bóng nào sẽ tiếp tục đi vào vòng trong, đội bóng nào phải dừng lại. Nếu có dịp được theo dõi bất kỳ trận đấu nào trong khuôn khổ của VBA 2018, có lẽ bạn rất dễ ngay lập tức ‘nghiện’ nó – cái không khí đầy náo nhiệt trên sân đấu, những chàng trai đầy mạnh mẽ và quyến rũ trong từng pha bóng… Thế nhưng, với những ai đam mê và muốn tìm hiểu sâu hơn về bóng rổ và giải đấu này, những điều đó chưa phải là tất cả. Câu chuyện về sự thành lập của VBA, sự vận hành của cả giải đấu với những đội bóng đầy cá tính mà đứng đằng sau họ là các ông bầu có tiếng trong giới kinh doanh chắc chắn cũng thu hút không kém.

Sự ra đời của VBA có thể nói gắn liền với Saigon Heat – đây vốn là đội bóng rổ chuyên nghiệp đầu tiên được thành lập ở Việt Nam, vào năm 2011. Connor Nguyễn, một Việt kiều Mỹ, chính là người đã sáng lập ra Saigon Heat. Dù mới ra đời nhưng Saigon Heat khi ấy đã được chơi cho giải bóng rổ nhà nghề Đông Nam Á (ABL).

Ông Connor Nguyễn nói, xuất phát từ mong muốn làm cho bóng rổ trở nên phổ biến hơn với tất cả người dân toàn quốc chứ không chỉ riêng ở TP.HCM, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội để các cầu thủ bóng rổ Việt Nam được cọ xát, thi đấu, ông đã cùng cộng sự là Henry Nguyễn thành lập nên giải VBA – Giải bóng rổ chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Tuy nhiên, thời điểm ấy, hình thức giải trí bằng các môn thể thao chưa xuất hiện nhiều ở Việt Nam, việc tạo ra một đội bóng chuyên nghiệp rồi trở nên thành công ngay lập tức là điều hoàn toàn không thể. Các cấu trúc và mô hình hoạt động thể thao, cụ thể là bóng rổ, cũng chưa được thiết lập ở Việt Nam, tất cả đều bắt đầu được xây dựng.

‘Khi bạn muốn làm điều gì đó khác biệt, nhiều người sẽ không đồng tình với bạn, vì họ chỉ từng làm nó theo cách truyền thống. Quá trình để vươn lên lúc này với Saigon Heat khá khó khăn. Và để thành công thì chúng tôi cần phải có nhiều cộng sự’ – ông Connor nói.

Câu chuyện đi tìm những đại gia không chỉ có niềm đam mê với bóng rổ, mà còn đủ khả năng gánh vác từng đội bóng, tương đồng về quan điểm vận hành VBA, đó là một hành trình hết sức gian nan, và phải mất 2-3 năm trời.

Cái tên tiếp theo được tìm ra đó là ông Nguyễn Hoài Nam – chủ nhân của Cantho Catfish. Nhân vật này vốn là một cái tên nổi đình nổi đám trong lĩnh vực khởi nghiệp, là thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt, đồng thời là Tổng giám đốc của Jio Health – công ty chuyên về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Mùa giải VBA đầu tiên chính thức ra đời vào năm 2016, nhà kinh doanh trẻ Lê Đăng Khoa chính là cái tên cuối cùng được mời tham gia cuộc chơi này. Lê Đăng Khoa hay còn gọi là Shark Khoa, vốn là Chủ tịch của công ty bất động sản Lê Real, CEO công ty TNHH phân bón Ba Lá Xanh, CEO Làng du lịch sinh thái Tre Việt và cũng là chủ nhân của chuỗi cửa hàng trà hoa nổi tiếng. Shark Khoa chính là ông bầu của đội bóng miền Trung Danang Dragons. Năm 2016, giải đấu VBA có tổng cộng 5 đội tham gia. Danang Dragons của bầu Khoa chính là đội bóng giành được danh hiệu cao nhất.

Bước sang mùa giải thứ 2, một tân binh xuất hiện là Thang Long Warriors, và chủ nhân của đội bóng này chính là cặp đôi Trần Tấn Trung và Tracy Thư Lương, là 2 người đứng đầu của công ty phân phối hãng xe Audi tại Việt Nam. Đội bóng tân binh này ngay lập tức gây chú ý khi nhanh chóng trở thành nhà vô địch của VBA 2017.

Theo chia sẻ của ông Connor Nguyễn, mô hình hoạt động của VBA khác với tất cả các giải thể thao khác ở Việt Nam, thậm chí là khác với cả các nước châu Âu. Theo đó, các ông bầu và bà bầu của các đội bóng đều sở hữu một phần bằng nhau ở VBA và họ đều nằm trong ban tổ chức của giải, chứ không phải chỉ một bên riêng biệt đứng ra tổ chức và các đội chỉ vào tham gia.

Các ông bầu, bà bầu đó là những người có niềm tin vào mô hình hoạt động mà chúng tôi muốn hướng đến trong thời gian dài, chứ không phải những người chỉ muốn giành chức vô địch hay danh tiếng. Vì vậy mà việc tìm ra các ông bầu bà bầu mất rất nhiều thời gian, bởi vì chúng tôi cần tìm ra người có cùng chung quan điểm phát triển giải đấu thành công và lâu bền chứ không chỉ là tìm mọi cách để giành chức vô địch, chẳng hạn như gian lận để chiến thắng’ – ông Connor nói, đồng thời nhấn mạnh, tại VBA, công việc của các HLV và cầu thủ là cố gắng tập luyện để chiến thắng, còn các ông bầu và những người tổ chức thì làm việc chung với nhau như một đội, tất cả cùng cố gắng đào tạo cho nhau để giải đấu trở nên thành công.

Mục đích của VBA là tạo ra sân chơi công bằng và cạnh tranh, tạo cảm giác hào hứng đối với tất cả các đội bóng ở tất cả các thành phố. Hầu hết các luật lệ và điều khoản sẽ được lấy từ các mô hình ở Mỹ và từ FIBA (Liên đoàn bóng rổ quốc tế). Trong đó, có 3 tiêu chí được đặt lên hàng đầu:

Thứ nhất, thể thao phải là mô hình có thể tự làm ra lợi nhuận và tồn tại trong một thời gian dài. Lần đầu tiên trong lịch sử bóng rổ Việt Nam, các đại gia tự bỏ tiền túi để thành lập một giải đấu và vận hành nó. Bóng rổ từ một môn thể thao nhạt nhòa, bị nhiều khán giả ‘ghẻ lạnh’ nay được đưa ra kinh doanh và rất có tiềm năng để sinh lời.

Thứ hai đó là sự công bằng. Điều này thể hiện ở việc giữa các đội đều có sự cạnh tranh như nhau. Cho dù đến từ thành phố lớn hay nhỏ, cho dù ông bầu có tiềm lực tài chính lớn mạnh hay không thì tất cả đội bóng đều có cơ hội tranh tài ngang nhau. Sự công bằng được thể hiện trên nhiều khía cạnh:

Trước tiên, yếu tố quan trọng nhất mà VBA áp dụng đó chính là mức lương trần cho các cầu thủ. Điểm cộng đáng ghi nhận của luật lệ này đó là đảm bảo sự công bằng và cạnh tranh giữa các đội khi họ được trả một mức lương như nhau. Nó cũng ngăn chặn tình trạng những đội có tiềm lực tài chính mạnh hơn có thể thuê nhiều cầu thủ khỏe hơn, chơi tốt hơn, khi ấy người hâm mộ chắc chắn biết trước đội nào sẽ thắng và giải đấu sẽ không còn hào hứng nữa.

Ở VBA, các đội bóng có thể vừa giữ được những cầu thủ quan trọng của mùa giải trước, vừa có thể luân chuyển cầu thủ của đội bóng này sang đội bóng khác. Đội bóng yếu hơn ở mùa trước sẽ được ưu tiên về thứ tự chọn cầu thủ. ‘Ở VBA không có thuật ngữ ‘chuyển nhượng’ cầu thủ với những mức giá trên trời, mà thay vào đó là khái niệm ‘trao đổi’ cầu thủ. Vì việc chuyển nhượng sẽ có lợi hơn cho các ông chủ có tiềm năng tài chính lớn, nhưng với cơ chế trao đổi cầu thủ tại VBA, thì đội bóng dù có một ông bầu giàu hơn đội kia, nhưng họ cũng chỉ có quyền sử dụng một mức tiền để trả cho các cầu thủ mà thôi. Vì vậy mà nó công bằng’ – ông Connor nói.

Người sáng lập ra VBA, đồng thời là ông bầu của Saigon Heat cũng lấy ví dụ, chẳng hạn Saigon Heat là đội bóng rổ chuyên nghiệp lâu đời nhất ở Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm, nếu Saigon Heat luôn giữ những cầu thủ mạnh của mình từ ABL thì chắc chắn sẽ không có một đội nào có thể đánh bại. Nhưng trên thực tế thì Saigon Heat lại chưa một mùa nào vô địch, trong khi một ‘đội bóng nhà nghèo’ như Cantho Catfish vẫn sở hữu được đội hình cầu thủ chất lượng ‘đánh đâu thắng đó’ như năm nay, tất cả đều nhờ vào sự ràng buộc của những luật lệ VBA.

Ngoài ra, ở VBA còn tồn tại một luật lệ quan trọng khác đó chính là chia sẻ lợi nhuận. Điều này được giải thích rằng: Thông thường, các đội bóng ở thành phố lớn và lâu đời hơn sẽ có khả năng thu nhập cao hơn so với các đội bóng khác, vì vậy mà một phần lợi nhuận của đội bóng đó sẽ được đưa về VBA, sau đó VBA sẽ chia lại lợi nhuận này cho các đội bóng còn lại một cách công bằng. Theo ông Connor, điều luật xuất phát từ các giải bên Mỹ, các đội bóng lớn chấp nhận mất một phần lợi nhuận của mình trong thời gian ngắn với mục đích thúc đẩy sự phát triển của cả giải đấu. Tính về lâu dài, một khi giải đấu thực sự phát triển thì thu nhập của tất cả các đội bóng cũng sẽ cao hơn.

Tiêu chí cuối cùng của VBA đó là yếu tố giải trí. Theo người sáng lập VBA, mục tiêu của giải đấu đó là mang đến những giây phút giải trí đầy thú vị cho khán giả.

Nếu từng tham dự bất kỳ trận bóng rổ nào trong mùa giải VBA, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng hưng phấn với không khí cuồng nhiệt trên sân, khi cổ động viên được trang bị đầy đủ áo, băng rôn, dây buộc đầu, kèn, trống và những cây gậy để cổ vũ đội nhà.

Mỗi đội còn có đội cổ vũ là những cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng với các vũ điệu sôi động xen kẽ vào những khoảng nghỉ ngơi giữa trận đấu. MC kết hợp với linh vật của đội mang đến cho khán giả những cuộc giao lưu, tặng quà… cũng là một trong những yếu tố góp nên không khí tưng bừng cho từng trận đấu. Những điều ấy người hâm mộ chắc chắn chưa từng được chứng kiến trong những giải bóng rổ khác trước đó tại Việt Nam.

Hiểu một cách đơn giản thì VBA vẫn đang trong giai đoạn đầu tư, hoàn thiện các khâu về tổ chức. Theo khẳng định của các ông bầu, họ cần ít nhất 5-10 năm mới có thể thu lời từ việc đầu tư vào các đội bóng này.

Ông Connor thông tin, về mặt lợi nhuận, cứ mỗi năm thì lợi nhuận của VBA lại tăng gấp đôi, vậy nên các nhà đầu tư rất kỳ vọng về tiềm năng có thể thu lợi từ VBA trong những mùa giải tiếp theo. Mục tiêu của VBA trong những năm tiếp theo là làm nhiều người biết đến VBA hơn, không chỉ nổi tiếng trong cộng đồng bóng rổ mà còn đến được với nhiều cộng đồng khác.

 

So với các quốc gia khác, bóng rổ Việt Nam còn rất non trẻ. Tuy nhiên, trong vòng 2 năm trở lại đây, bóng rổ Việt Nam đã phát triển nhanh hơn so với các nước khác. Thậm chí các quốc gia cùng khu vực như Malaysia hay Thái Lan dù đã có những giải bóng rổ chuyên nghiệp trước chúng ta rất lâu nhưng họ vẫn phải nhìn cách chúng ta làm để học hỏi và điều chỉnh lại. Đó là một ví dụ cho thấy sự thành công của VBA’ – ông Connor nhận định.

Một trong những điều mà VBA đang hướng đến đó là phát triển các cầu thủ bóng rổ trẻ, từ 13 -17 tuổi. Những chương trình hợp tác giữa Saigon Heat nói riêng, VBA nói chung với Liên đoàn bóng rổ Việt Nam và quốc tế hứa hẹn sẽ sớm mang đến một diện mạo mới cho nền bóng rổ Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Nhìn một cách công bằng, bóng rổ chuyên nghiệp ở Việt Nam từ trước khi có VBA chỉ có duy nhất giải vô địch quốc gia. Điều đó đồng nghĩa rằng, với những cầu thủ mong muốn đi theo bóng rổ chuyên nghiệp, họ không có nhiều cơ hội để thi đấu, cọ xát. Chính vì thế, VBA ra đời – một mùa giải kéo dài 3 tháng mở ra những cơ hội ý nghĩa cho các cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp, những cầu thủ trẻ và cả những cầu thủ Việt kiều muốn thi đấu trên chính quê hương mình. Vì lẽ đó, VBA không dừng lại ở câu chuyện ‘làm ăn’ của những ông bầu, mà điều quan trọng hơn là nền bóng rổ Việt Nam cần những giải đấu như VBA, người hâm mộ Việt Nam cần những cuộc vui như cách mà VBA đã mang đến.